Categories: Tin tức

Thuốc giảm sốt cho trẻ được nhiều người tin dùng

Trên thị trường  hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm sốt cho trẻ làm nhiều mẹ băn khoăn không biết lựa chọn thế nào, cũng như lo lắng nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt hay không. Để giải quyết vấn đề trên, bài viết này sẽ giúp mẹ lựa chọn được những loại thuốc giảm sốt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả, cũng như đưa giải đáp nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nào là thích hợp.

Các loại thuốc giảm sốt cho trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt 

Trong phần lớn trường hợp, cơn sốt ở trẻ phát sinh bởi một số nguyên nhân sau:

  • Sốt là cách cơ thể trẻ chiến đấu với vi trùng, vi khuẩn bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
  • Là dấu hiệu của một số bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm dạ dày, viêm ruột…
  • Trẻ bị nhiễm trùng tai, phổi, da, họng, bàng quang, thận…
  • Trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng. Phụ huynh có thể tham khảo cách hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng.
  • Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt ở trẻ. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt trên 38°C, có khả năng trẻ sốt không phải do mọc răng.
  • Tác dụng phụ của thuốc.

Thời điểm thích hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

Để xác định có nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh hay không, còn tùy thuộc vào mức độ sốt của cơ thể. Thông thường, nếu con sốt ở mức dưới 38 độ thì không cần thiết phải dùng thuốc, thay vào đó mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn, sử dụng khăn ấm hạ sốt là được.

Ngược lại, mẹ nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt, khi gặp những trường hợp sau:

  • Thân nhiệt đo được trên 38.5 độ: đây là lúc mẹ nên cân nhắc cho con sử dụng thuốc hạ sốt, nếu tình trạng của trẻ vẫn chưa ổn định thì nên đưa đến cơ sở y tế chẩn đoán.
  • Sốt cao 39 độ: một tình trạng rất nguy hiểm, vì khi sốt đến nhiệt độ này sẽ kèm theo những cơn co giật. Do đó, mẹ phải nhanh tay xử lý bằng cách dùng thuốc hạ sốt và lấy khăn đưa vào miệng bé ngay, tránh con cắn vào lưỡi. Song song đó, mẹ hãy cho trẻ nhập viện ngay để bác sĩ chuyên môn điều trị.
  • Sốt trên 40 độ: Trong tình trạng này, thuốc hạ sốt sẽ không có tác dụng hoặc ít ảnh hưởng, bởi vùng dưới đồi bị ức chế. Vậy nên, mẹ hãy cho con đi bệnh viện ngay, cùng với đó là cho con ngậm khăn mềm phòng khi có co giật xảy ra.

Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn, hiệu quả

Khi đã xác định được mức độ sốt của trẻ, các mẹ có thể tham khảo những loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bên dưới.

Thuốc hạ sốt hapacol 150

Thuốc hạ sốt hapacol 150

>> Xem thêm: Mách bạn những cách chữa lẹo mắt ở trẻ em hiệu quả

Thành phần chủ yếu của thuốc hạ sốt Hapacol là paracetamol – một hoạt chất an toàn cho trẻ nhỏ được khuyến cáo sử dụng khi sốt, thêm những tá dược có tác dụng hạ sốt, giảm các cơn đau đầu, cúm, mọc răng ở trẻ, hay cảm giác đau sau khi phẫu thuật.

Thuốc hạ sốt Hapacol chống chỉ định với một số đối tượng như:

  • Mẫn cảm với paracetamol
  • Chẩn đoán thiếu máu
  • Chức năng gan và thận suy giảm
  • Cơ thể thiếu hụt G6PD – Glucose-6-phosphate Dehydrogenase

Và một số tác dụng phụ từ thuốc ít gặp chẳng hạn:

  • Nôn mửa
  • Thiếu máu
  • Ảnh hưởng thận

Thêm vào đó, thuốc hạ sốt Hapacol là dạng sủi nên rất dễ cho trẻ uống, hiện đang được bán trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc nên mẹ dễ dàng mua cho con khi cần.

Thuốc hạ sốt Doliprane

Thuốc hạ sốt Doliprane

>>Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà

Thuốc hạ sốt Doliprane, thành phần chủ yếu từ gốc Paracetamol và tá dược nên rất an toàn cho trẻ sử dụng, cũng như hiệu quả thuốc mang lại rất nhanh khoảng 10-20 phút là cơ thể trẻ đỡ nóng hơn.

Đặc biệt hơn, thuốc hạ sốt Doliprane được sản xuất với vị trái cây cho trẻ dễ uống hơn, cùng với đó là sản phẩm không đường hay chất bảo quản nên rất an toàn cho sức khỏe của con. Hơn nữa, sản phẩm cũng chia thành hai loại gồm dạng viên và siro để mẹ lựa chọn phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh Falgankid 160

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh Falgankid 160

Cũng chứa chủ yếu thành phần paracetamol 160mg/ống 10ml, kèm theo một số tá dược có ích nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Thuốc Falgankid có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh cho trẻ khi bị sốt từ những nhân tố như:

  • Cảm cúm
  • Tiêm ngừa
  • Mọc răng
  • Đau đầu
  • Đau họng

Thêm nữa, thuốc có vị ngọt nên rất dễ cho trẻ uống, liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh nên là ¼ ống thuốc cho mỗi lần, cũng như chỉ sử dụng 3-4 lần trong ngày. Trong một vài trường hợp, trẻ sẽ bị một số tác dụng phụ từ thuốc chẳng hạn:

  • Ngứa
  • Nôn mửa
  • Bị tiêu chảy
  • Hoa mắt

Vì vậy, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng loại thuốc hạ sốt này sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, thuốc có mặt tại những nhà thuốc tây riêng lẻ, nên mẹ không quá khó khăn để tìm kiếm.

LƯU Ý:

Trước khi bạn cho trẻ em uống bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng theo cân nặng và độ tuổi của trẻ.

Ngoài ra, nếu con bạn đang sử dụng các loại thuốc khác nhau, hãy kiểm tra thành phần của chúng vì có thể chứa cùng một hoạt chất sẽ gây ra quá liều.

Trên đây là 3 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh đang được nhiều mẹ lựa chọn và rất hiệu quả. Chúc mẹ và trẻ luôn khỏe mạnh.

Rate this post
Hoàng Nam

Comments are closed.

Share
Published by
Hoàng Nam

Recent Posts

Lichngaytot.net.vn – Chuyên trang tin tức phong thuỷ, lá số tử vi mới nhất hiện nay

tử vi mới nhất hiện nay Khi đời sống vật chất càng được quan tâm thì nhà nhà người người…

4 tháng ago

Tổng hợp các bài hát cho trẻ sơ sinh ngủ ngon không khóc quấy

Âm nhạc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, trí não, tâm trạng và tinh thần. Dưới đây chúng…

1 năm ago

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm thường gặp ở trẻ…

1 năm ago

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh

Ho gà là căn bệnh lây truyền cấp tính nguy hiểm, có thể mắc ở nhiều đối tượng, phổ biết…

1 năm ago

Mách bạn các bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Việc ứng dụng các phương pháp chữa ho cho trẻ ở mức độ nhẹ mà không cần dùng thuốc là…

1 năm ago

Tổng hợp các mẹo xì hơi sau mổ ruột thừa hiệu quả

Bạn vừa mổ ruột thừa nhưng chưa xì hơi được. Hãy tham khảo ngay những mẹo xì hơi sau mổ…

1 năm ago