Vì sao cần tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu?
Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sẽ có tác dụng gì? Hãy đọc những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Nội dung tóm tắt
Vì sao phải tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu?
Viêm gan B là một loại bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hoặc mãn tính, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và ung thư gan trên thế giới. Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu nhằm mục đích phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con.
Việc tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao. Tiêm vacxin sẽ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi rút ngay khi sinh, đây là một sự cạnh tranh giữa sự nhân lên của vi rút và vắc xin tạo ra kháng thể kịp thời trung hòa virus đang có trong cơ thể, do đó nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ. Theo đó, hiệu quả phòng ngừa bệnh sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50 – 57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, số liều vắc xin chủng viêm gan B cho trẻ phù hợp là 3 liều. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên đi kiểm tra bệnh viêm gan B trong thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì trẻ sinh ra cần được tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B trong vòng 12 giờ sau khi sinh để được bảo vệ tạm thời.
Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Những trường hợp cần hoãn tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Việc tiêm vacxin phòng viêm gan B 24 giờ sau sinh cho trẻ là điều rất cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên có một số trường hợp cần phải hoãn tiêm cho trẻ theo quyết định 2470/QĐ-BYT về khám sàng lọc trước tiêm chủng ban hành ngày 14/6/2019 quy định tạm hoãn tiêm vacxin phòng viêm gan B cho trẻ như sau:
+ Trẻ có chỉ định cấp cứu, sốt trên 37.5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35.5 độ C thì sẽ được tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
+ Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi (≥ 40mmHg).
+ Trẻ có cân nặng dưới 2000g mà mẹ có HBsAg âm tính. Trong trường hợp mẹ có HBsAg dương tính hoặc không xét nghiệm thì cần tiêm vacxin phòng viêm gan B cho trẻ.
Lịch tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Việc tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là một trong những biện pháp phòng bệnh đem lại hiệu quả cao. Nếu người mẹ không bị nhiễm viêm gan B thì cần tiêm cho trẻ 4 mũi + 1 mũi nhắc lại để đảm bảo phòng ngừa tuyệt đối
+ Mũi sơ sinh (mũi 0): tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
+ Mũi 1: tiêm khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi.
+ Mũi 2: tiêm khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi.
+ Mũi 3: tiêm khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi.
+ Mũi nhắc lại khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi với vacxin 6 trong 1 và cần nên hoàn thành trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi.
Vacxin viêm gan B có khả năng duy trì miễn dịch trong khoảng 10 – 20 năm nếu tuân thủ đúng lịch tiêm chủng và liều tiêm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến khích mỗi người nên tiêm một liều vacxin nhắc lại sau mỗi 5 – 10 năm tính từ đợt tiêm trước đó để đảm bảo hàm lượng cao kháng thể trong cơ thể và có đủ sức chống lại virus nếu bị xâm nhập.
Ngoài việc tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai cũng nên chủ động tiêm vacxin trước 3 tháng để vacxin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh, bảo vệ tốt cho cả mẹ và con.
Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Những phản ứng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Sau khi tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh có thể gặp các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ và những trường hợp sốc phản vệ rất hiếm gặp. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng cho bé các mẹ cần lưu ý:
– Phụ huynh cần theo dõi trẻ 30 phút sau khi tiêm tại điểm tiêm chủng và theo dõi trẻ 24 giờ sau khi tiêm.
– Sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, bé thường quấy khóc nhiều hơn. Do đó, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến con, không nên cho bé nằm bú và cho ăn khi bé còn thức.
– Sau khi tiêm vacxin, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc bị đau do chỗ tiêm bị sưng tấy. Cha mẹ cần cho bé bú nhiều hơn hoặc chườm mát để hạ sốt.
– Nếu thấy những biểu hiện bất thường như: sốt cao kéo dài, co giật, người tím tái hoặc khó thở… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Tổng hợp
Xem thêm: