Tìm hiểu các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng
Trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi có con nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.
Nội dung tóm tắt
Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Tìm hiểu các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm một số loại bệnh nguy hiểm.
Thời gian | Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh |
Giai đoạn sơ sinh | Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B (mũi 1) trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc càng sớm càng tốt. |
Tiêm vắc-xin phòng bệnh Lao trong vòng 30 ngày đầu sau sinh. | |
Giai đoạn 1 tháng tuổi | Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2) nếu mẹ có mang virus viêm gan B. |
Giai đoạn 6 tuần đến 2 tháng tuổi | Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1) |
Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1) lúc trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. | |
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2) và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 1) lúc trẻ tròn 2 tháng tuổi. | |
Giai đoạn 3 tháng tuổi | Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 2) |
Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2) | |
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 3) và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 2). | |
Giai đoạn 4 tháng tuổi | Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 3 nếu sử dụng vắc-xin Rotateq của Mỹ) |
Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3) | |
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 4) và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 3). | |
Giai đoạn 5 tháng tuổi | Tiêm 1 liều vắc-xin phòng bại liệt nếu 2-3-4 tháng tuổi sử dụng vắc-xin 5 trong 1 và uống bại liệt của Chương trình tiêm chủng quốc gia tại Phường/ xã. |
Giai đoạn 6 tháng tuổi | Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm (mũi 1). Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. |
Tiêm vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu B,C: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 6-8 tuần (thường là 2 tháng). | |
Giai đoạn 9 -12 tháng tuổi | Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella (MMR mũi 1). Nếu mũi 1 tiêm lúc 9 – dưới 12 tháng thì tiêm vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella sau mũi sởi hoặc sởi – quai bị – rubella 6 tháng, nhắc lại MMR sau 4 năm. |
Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (Imojev): có thể tiêm từ 9 tháng tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau 1-2 năm. |
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu?
Hiện nay, tại các bệnh viện hay các cơ sở y tế đều cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin cho trẻ nhỏ. Trong đó, hầu hết các trung tâm y tế dự phòng của nhà nước và một số cơ sở y tế của tư nhân được cấp phép hoạt động về y tế dự phòng.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cơ sở y tế đều có dịch vụ tiêm chủng đảm bảo an toàn và chất lượng. Vì vậy, để sức khỏe bé được an toàn tuyệt đối, phụ huynh nên lựa chọn địa chỉ uy tín, tham khảo ý kiến kiến bác sĩ và trao đổi rõ tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý của bé trước khi tiêm.
Tìm hiểu các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn là cách để bố mẹ bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
– Bất cứ trẻ nào khi đi tiêm chủng cũng cần được khám sàng lọc trước khi tiêm. Bên cạnh đó, cha mẹ nên thông báo cho cán bộ y tế biết tình trạng của trẻ (có bị bệnh gì không, tiền sử dị ứng, sinh non, từng có phản ứng mạnh trong lần tiêm chủng trước và có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp.
– Cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của bé.
– Phụ huynh thường xuyên theo dõi trẻ tình trạng của trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm. Đồng thời thực hiện các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trẻ sau khi tiêm phòng.
– Khi trẻ có dấu hiệu sốt, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, co giật, khó thở, tím tái, bỏ bú, quấy khóc kéo dài… phụ huynh cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Tổng hợp
Xem thêm: