Lần đầu làm cha mẹ, các bạn cảm thấy hoang mang không biết bé bị nghẹt mũi, quấy khóc, bỏ ăn phải làm thế nào. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả. Hãy tham khảo áp dụng để trẻ cảm thấy dễ chịu và chóng khỏi.
Nội dung tóm tắt
Khoang mũi trẻ có chứa nhiều dịch sẽ khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn, đây là tình trạng nghẹt mũi.
Dấu hiệu cho thấy bé đang bị nghẹt mũi gồm: hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, có vẩy đặc trong mũi,… Đôi khi cũng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như ho, đỏ mắt, thở nặng nề, hay sốt,…
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi phải kể đến như:
-Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc giao mùa thường làm trẻ dễ bị nghẹt mũi về đêm.
-Cảm cúm: trẻ sẽ bị ngạt mũi, kèm theo sốt nhẹ, đau họng, chán ăn.
-Cảm lạnh: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi. Dấu hiệu của trẻ là chảy nước mũi, nghẹt mũi hay sốt nhẹ.
-Dị ứng với một số yếu tố như phấn hoa, thời tiết hay độ ẩm không khí, trẻ cũng dễ bị nghẹt mũi.
-Hiện tượng nghẹt mũi sơ sinh do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ.
-Dị vật trong mũi: đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây ngạt, chảy máu mũi ở trẻ sơ sinh.
Đọc thêm: trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị táo bón
Hút mũi giúp lấy bớt dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ ra ngoài, trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, dịch nhầy được làm loãng hơn, các bạn có thể tiến hành hút mũi cho trẻ. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước khi dùng để không làm tình trạng viêm mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhỏ nước muối sinh lý có tác dụng đào thải dịch nhầy, thông mũi, làm sạch và sát khuẩn mũi hiệu quả. Các bạn nên nhỏ mũi từ 3 – 5 lần/ngày, tối đa 4 ngày liên tiếp để đảm bảo có tác dụng tốt.
Xông hơi vừa giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi khó thở, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy đã hình thành trong mũi.
Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn. Có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.
Đây là cách giúp bé dễ thở và làm lỏng chất nhầy. Có thể đặt trẻ nằm úp trên đầu gối rồi lấy tay vỗ lưng nhẹ nhàng hoặc đặt trẻ lên đùi tùy theo tư thế thuận tiện nhất.
Xem thêm: cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh
Máy giữ ẩm không khí có tác dụng giảm đau hoặc khô rát và giúp lỗ mũi thoáng mái hơn. Máy nên được sử dụng vào mùa đông khi không khí khô hanh hoặc trẻ nằm điều hòa mùa hè.
Massage cánh mũi nên được thực hiện sau khi nhỏ nước muối sinh lý. Các bạn thực hiện bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trẻ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Thực hiện mát xa mũi nhiều lần sẽ giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng.
Nếu trẻ không thuyên giảm, có các triệu chứng: khó thở, thở rất nhanh, sốt cao, chất nhầy từ dịch lỏng và trong chuyển sang màu xanh hoặc vàng; phát ban, khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn, nghẹt mũi kèm theo sưng trán, mũi hoặc má, quấy khóc và có biểu hiệu đau đớn. Bạn nên đưa trẻ đến viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp nguyên nhân, cùng cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Mong rằng thông tin hữu ích giúp các bạn theo dõi và áp dụng cải thiện được tình trạng nghẹt mũi của trẻ, tránh trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc nhiều.
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…
Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…
Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…
Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó…