Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là bé dưới 5 tuổi. Vậy dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách điều trị như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu!
Nội dung tóm tắt
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây lan nhanh chóng, nhất là ở những nơi có nhiều trẻ em như nhà thiếu nhi, trường mẫu giáo. Bệnh có thể xảy ra quanh năm.
Trẻ bị tay chân miệng có thể bị lây truyền trực tiếp từ người qua người nếu trẻ tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hay bé tiếp xúc với phân, dịch tiết từ các vết loét do bỏng nước của bệnh nhân. Bệnh lây lan mạnh nhất ngay cả khi các triệu chứng chưa xuất hiện.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Đọc thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:
– Ở giai đoạn đầu, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm.
- Trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
- Đau họng.
- Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
- Chảy nước bọt nhiều.
- Biếng ăn.
- Tiêu chảy vài lần trong ngày.
– Giai đoạn toàn phát:
- Sau khoảng 1 – 2 ngày, bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn:
Miệng: Những đốm nhỏ bắt đầu xuất hiện trên lưỡi và bên trọng miệng của bé. Chúng lây lan và phát triển nhanh chóng, và dẫn chuyển thành những mụn nước có kích thước lớn hơn, có màu vàng xám và viền đỏ.
Tay và chân: Những đốm nhỏ màu đỏ bắt đầu xuất hiện trên ngón tay, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón chân của bé. Chúng có thể gây đau, ngứa và phát triển nhanh chóng thành những mụn nước có màu xám ở giữa;
Ngoài ra, những nốt mụn nước này có thể xuất hiện ở hai bên chân, mông và vùng bẹn của trẻ sơ sinh.
– Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các dấu hiệu bệnh nặng cần đưa đi bác sĩ khám, cụ thể:
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài, quấy khóc cả đêm (15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc).
- Sốt cao không hạ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol.
- Giật mình: cần quan sát xem tần suất của dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bị bệnh nặng này xem triệu chứng có tăng theo thời gian hay không.
- Tiểu ít: biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận.
- Khó thở: biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động.
Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh
Đối với tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thể nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, bạn cần cho bé uống thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc bên ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị cho bệnh tay chân miệng, các phương pháp điều trị hiện có đều nhằm mục đích làm giảm nhẹ và điều trị các triệu chứng, đồng thời, hạn chế tình trạng mất nước ở trẻ. Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên bệnh không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nếu bệnh tay chân miệng ở trẻ em khiến bé bị sốt, bố mẹ vẫn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp cho trẻ. Một vài cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ở trẻ sơ sinh:
- Khi trẻ sơ sinh bị tay chân miệng, bé sẽ biếng ăn, lười bú. Vì vậy, nhiều bố mẹ lạm dụng việc bổ sung vitamin cho bé, điều này không tốt cho bé.
- Giảm đau miệng cho bé bằng cách rơ miệng hằng ngày để giảm tình trạng lở loét miệng. Như vậy bé sẽ chịu bú, ngủ ngon và giảm quấy khóc.
- Chú ý hạn chế cho bé bú bình vì bình sữa có thể khiến bé bị đau miệng.
- Tắm rửa cho bé hàng ngày bằng sữa tắm chuyên dụng hay nước lá chè để diệt sạch vi khuẩn trên da của bé.
- Không được tự ý dùng thuốc bôi cho bé. Các loại thuốc không phù hợp sẽ khiến da bé bị tổn thương.
- Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.
Xem thêm: Mách bạn các bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Trên đây là thông tin dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết sẽ đến kiến thức hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh này, cũng như nhận biết trẻ nhà mình có mắc bệnh hay không, cùng cách xử lý nó thế nào. Chúc các bé yêu luôn mạnh khỏe!