Trên thị trường kinh doanh hiện nay ở nước ta, có lẽ tiền ảo không còn là cái gì đó xa lạ, thậm chí còn trở nên hot, đặc biệt với những ai liều lĩnh và mong muốn làm giàu nhanh mà không tốn sức. Tuy nhiên, hẳn đây dường như là một cái bẫy khó lường, bởi kiếm thêm thu nhập chẳng bao giờ là dễ dàng.
Kinh doanh tiền ảo dễ kiếm nhưng cũng dễ mất
Sau cơn sốt bán hàng đa cấp với nhiều mánh khóe lừa đảo tinh vi thì lại nổi lên hình thức đa cấp thông qua các dịch vụ, giao dịch tiền ảo với mức độ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người tham gia, khiến cho nhiều người không khỏi lo sợ.
Kinh doanh tiền ảo đang trở nên khó lường hơn bao giờ hết
Theo các tin tức cập nhật, hiện nay, với hy vọng làm giàu để đổi đời, nhiều người không ngần ngại cầm cố cả nhà cửa, xe cộ,…để kinh doanh tiền ảo. Mặc dù trên nhiều trang thông tin điện tử hay báo đài đã có những hành động cảnh báo đồng tiền ảo Bitcoin, Onecoin,…nhưng nhiều người chỉ thấy được cái lợi trước mắt, hám lợi, hám của, để rồi một ngày tự cuốn mình vào cơn lốc tiền ảo mà tiền mất tật mang.
Nước ta những năm gần đây đã nhận được khá nhiều tố cáo của những người tham gia vào hình thức kinh doanh này với số tiền bị mất không hề nhỏ, thậm chí lên tới mấy chục tỷ đồng. Mặc dù mất mát quá lớn, nhưng việc lấy lại là không hề dễ dàng, thậm chí có thể nói là không thể lấy lại được tiền.
Anh Hoàng Minh Vỹ – Kiến trúc sư chuyên thiết kế nhà mái ngói cho biết: “Bitcoin đang là đồng tiền ảo được nhiều tầng lớp quan tâm và đầu tư, tuy nhiên sự nóng vội, ham giàu nhanh của đại đa số người chơi dẫn đến việc mất nhiều hơn được rất nhiều. Tôi có 2 người bạn đầu tư vào bitcoin với số tiền vài trăm triệu vào đầu tư máy móc nhưng giờ đang phải thanh lý gấp để gỡ gạc vốn đầu tư“.
Hành động của Nhà nước trước cơn sốt kinh doanh tiền ảo
Ở nước ta, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chính thức yêu cầu các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (hoặc bất kỳ loại tiền ảo tương tự nào khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện dùng để thanh toán. Bởi theo các quy định của pháp luật hiện hành của nước ta về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Bitcoin (hay bất cứ loại tiền ảo tương tự nào khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện để thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những động thái thắt chặt trước cơn sốt kinh doanh tiền ảo đầy rủi ro
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ta cũng đã nhấn mạnh rằng việc sử dụng Bitcoin (hay bất cứ loại tiền ảo tương tự nào khác) dùng làm phương tiện thanh toán đều sẽ không được pháp luật trong nước thừa nhận và bảo vệ. Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện để thanh toán khi cung ứng các dịch vụ hay thực hiện các giao dịch với khách hàng.
Mua bán Bitcoin , hay nói cách khác là kinh doanh có thể gặp rất nhiều rủi ro vì giá của đồng tiền này khó có thể dự báo trước sẽ tăng hay giảm trong tương lai. Hơn thế nữa, hiện nay chưa có khung pháp lý cụ thể nào cho giao dịch Bitcoin hay kinh doanh tiền ảo, nếu sàn BTC sập sẽ không có ai có thể đứng ra phân xử cho các nhà đầu tư liều lĩnh. Nhất là khi Bitcoin tăng giá một cách khác lạ chưa từng có trong lịch sử, nhiều người vẫn bất chấp chi phí không hề nhỏ, ẩn chứa nhiều rủi ro và các khuyến cáo được đưa ra, tiếp tục lao vào tìm kiếm cơ hội làm giàu.
Do đó, trước cơn sốt của kinh doanh tiền ảo, người dân cần phải cẩn thận và nâng cao cảnh giác đối với các đối tượng lừa đảo. Ngoài ra, đừng vì một chút lợi lộc trước mắt, tìm kiếm cơ hội làm giàu nhanh chóng mà dẫn đến những mất mát lớn khó có thể bù đắp được.
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…
Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…
Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…
Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó…