Cha mẹ nào cũng sẽ có lúc gặp phải tình huống bé nhà mình bị hóc xương cá. Nếu bé không may bị xương cá mắc vào cổ, gây khó chịu và đau đớn, bạn có thể dùng một vài mẹo chữa hóc xương cá ở trẻ em nhanh nhất giúp bé vượt qua tình trạng này.
Dù đã thật cẩn thận khi nhặt hết xương cá cho bé ăn thì vẫn có khả năng xương dăm vẫn còn nên bé bị hóc xương. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn không nên quá hoảng loạn mà hãy bình tĩnh để nhớ lại những mẹo chữa hóc xương cá ở trẻ em.
Nội dung tóm tắt
Khi trẻ bị hóc xương sẽ có những biểu hiện như:
– Trẻ sẽ quấy khóc và gạt đồ ăn khi mẹ cố đưa thức ăn vào miệng.
– Trẻ đang ăn bỗng nhiên lại ngưng và la khóc dữ dội mà không rõ nguyên nhân.
– Bé có hiện tượng chảy nhiều dãi, kèm theo nôn ọe dùng tay móc họng hoặc chỉ cho mẹ biết bé bị vướng ở cổ.
Trẻ bị hóc xương cá sẽ quấy khóc và kèm theo nôn ọe, chảy nhiều dãi
Trước hết là cha mẹ cần bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không được dùng tay móc họng bé để lấy xương vì hành động này sẽ nguy hiểm cho những trẻ nhỏ chưa nhận thức được. Có thể không lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Việc làm này còn có thể gây ra những tổn thương cho thực quản, bị xước, rách, thậm chí là thủng thực quản của trẻ em vì mọi thứ đều non nớt.
Không cho trẻ uống nước hay có các hành động ăn cơm thành miếng to để xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng rách mạch máu. Tuyệt đối không khuyên con khạc nhổ nhiều sẽ làm tăng thêm cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bé. Trẻ sẽ quấy khóc rất nhiều vì lo sợ nên lúc này cha mẹ cần bình tĩnh để có cách xử trí hợp lý. Nếu là xương to thì không nên cố áp dụng mẹo chữa hóc xương cá ở trẻ em mà nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Bước 1: Ngừng cho bé ăn uống, rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. Nên khuyến khích con ho mạnh trong vài phút để có đủ luồng khí giúp xương cá theo ra khỏi họng con.
Dùng đèn pin kiểm tra họng bé xem xương to hay xương nhỏ để xử lý
Bước 2: Mẹ nhắc bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu khi phát hiện xương hóc ở cổ họng mẹ nói con ngồi im lặng để bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra.
Bước 3: Sau khi đã gắp xương ra mẹ cho trẻ uống nước vài lần, nếu khi bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương.
Bước 4: Trong trường hợp nếu soi đèn pin mà không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, khóc nhiều thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời.
Nếu xương cá đã mắc vào cổ họng quá sâu trong thời gian dài, bạn không nên tự thử các cách chữa dân gian nữa mà cần đưa trẻ đến bệnh viện để con được chữa trị. Tại bệnh viện các bác sĩ có chuyên môn sẽ dùng kẹp gắp xương ra và làm sạch cổ họng để tránh việc bé bị nhiễm trùng. Với các mẹo chữa hóc xướng cho bé trên nên áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Cha mẹ cần bỏ hẳn thói quen băm cả cá và xương để chế biến thức ăn cho trẻ mà thay vào đó nên lọc xương cá chỉ lấy phần thịt để chế biến. Tránh mua những loại cá có nhiều xương dăm, để trẻ không bị mắc ở họng. Nhắc nhở trẻ không nên vừa ăn vừa cười đùa hay nói chuyện trong lúc ăn sẽ dễ bị sặc và hóc cơm. Với cá mẹ nên xay nhuyễn để con dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thể kinh nghiệm để xử trí khi trẻ bị hóc xương. Khi áp dụng những cách xử lý và các mẹo trên bé vẫn không hết hóc xương, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được khám kịp thời tránh làm tổn thương họng, thực quản của trẻ.
Xem thêm >>> Mẹo chữa hóc xương cá ở cổ ngay tại nhà cực đơn giản
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…
Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…
Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…
Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó…