Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà không phải ai cũng biết
Hóc xương cá là một tình huống phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nếu không kịp thời xử lý sẽ có thể gây những hậu quả biến chứng khó lường. Dưới đây là những mẹo chữa hóc xương cá tại nhà không phải ai cũng biết.
Theo thông tin tổng hợp từ khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết, có rất nhiều trường hợp kể cả người lớn và trẻ em đã phải đến cấp cứu nội soi, gắp dị vật là xương cá nằm sâu trong thanh quản.
Nội dung tóm tắt
Dấu hiệu nhận biết bị hóc xương cá
Khi bị hóc xương cá, bạn có thể cảm nhận được một số dấu hiệu sau:
- Cảm giác vướng hoặc đau ở cổ họng là dấu hiệu phổ biến nhất, bạn có thể cảm thấy có vật lạ mắc lại ở cổ họng hoặc sau lưỡi, cảm giác này sẽ không biến mất dù đã nuốt nước bọt.
- Khi hóc xương cá sẽ có cảm giác cộm hoặc ngứa ở họng kích thích vùng niêm mạc họng.
- Đau nhói hoặc rát ở cổ họng hoặc ở khu vực bị mắc xương, đau có thể kéo dài và trở nên tồi tệ hơn khi bạn cố gắng nuốt.
- Khàn giọng hoặc mất tiếng khó nói khi xương xá mắc ở gần dây thanh quản.
- Khó thở khi xương cá mắc ở vị trí nguy hiểm như vùng thanh quản hoặc khí quản có thể gây cản trở đường thở, trong trường hợp này bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức.
- Trong một số trường hợp, nếu xương cá làm tổn thương niêm mạc họng có thể gây ra chảy máu nhẹ.
Mẹo chữa hóc xương cá dân gian tại nhà hiệu quả
Chữa hóc xương cá bằng mật ong và chanh tươi
Nếu có nguyên liệu mật ong và chanh bạn có thể áp dụng ngay để chữa hóc xương cá tại nhà. Pha 2 thìa mật ong nguyên chất với 1 thìa nước cốt chanh sau đó ngậm trong họng khoảng 3-5 phút. Acid tự nhiên trong nước cốt chanh sẽ giúp xương cá mềm hơn, mật ong có tính kháng khuẩn nên sẽ giúp vết thương trong họng nhanh lành.
Xem thêm: Tổng hợp các mẹo xì hơi sau mổ ruột thừa hiệu quả
Chữa hóc xương cá bằng viên sủi
Trong các viên C sủi chứa nhiều vitamin C giúp xương cá mềm ra và dễ dàng nuốt xuống. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với người lớn, trẻ em không nên sử dụng vì có chứa nhiều chất tạo hương, tạo mùi.
Chữa hóc xương cá bằng nuốt cơm nóng hoặc bánh mì mềm
Lấy một nắm nhỏ cơm nóng hoặc bánh mì mềm nhai sơ qua rồi nuốt có thể giúp đẩy xương cá xuống thực quản và vào dạ dày. Tuy nhiên cách này nên áp dụng với những loại xương cá mềm, nhỏ. Nếu hóc xương cá to nuốt cơm có thể khiến cổ họng bị trầy xước nặng hơn.
Chữa hóc xương cá bằng chuối
Chuối là cứu tinh khi cần điều trị hóc xương cá. Cách thực hiện là cắt 1 miếng chuối to nhai sơ qua và nuốt, chuối chín mềm, dính có thể kéo xương cá xuống khỏi cổ họng. Nhờ vậy bạn có thể khắc phục được tình trạng mắc xương cá ở cổ họng.
Chữa hóc xương cá bằng dầu oliu
Dầu oliu là phương pháp chữa hóc xương cá khá hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn lấy 1 ít dầu oliu nuốt từ 1-2 thìa để xương cá từ từ trôi xuống dạ dày dễ hơn.
Chữa hóc xương cá bằng cách uống nước hoặc sữa
Khi phát hiện bị hóc xương cá, hãy uống một ly nước hoặc sữa lớn có thể giúp xương cá trôi xuống thực quản.
Chữa hóc xương cá bằng Soda hoặc đồ uống có ga
Các loại nước uống có ga có thể điều trị hóc xương cá vì khi uống đồ có ga vào dạ dày sẽ làm giải phóng một lượng khá nhiều các khí ga giúp phân hủy xương và tạo ra áp lực khiến cho xương dễ trôi xuống dạ dày. Bạn có thể thử cách này để xử trí những xương cá nhỏ bị hóc vào cổ họng mình.
Chữa hóc xương cá bằng vỗ lưng và đẩy ép bụng
Đây là cách chữa hóc dị vật dựa trên phương pháp trong y khoa gọi là nghiệm pháp Heimlich. Cách sơ cứu này cần mọi người thực hành trong những tình huống nguy cấp do hóc dị vật làm tắc nghẽn đường thở trong khi chờ cấp cứu.
Cách thực hiện sơ cứu là bạn đứng phía sau người bị hóc xương cá sau đó vòng tay ra phía trước bụng đan chặt vào nhau. Đẩy bụng lên trên bằng cách kéo hai tay nhiều lần để tạo áp lực làm xương cá bị đẩy ra ngoài. Bạn có thể kết hợp vỗ đẩy ngực và vỗ lưng ở giữa 2 vai để giúp xương dễ đẩy ra ngoài hơn.
Xem thêm: Một số mẹo chữa nghẹn cổ hiệu quả không nên bỏ qua
Những hậu quả nếu bị hóc xương cá không được xử lý kịp thời
Nếu hóc xương cá không được xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến một số hậu quả nguy hiểm như sau:
- Tổn thương niêm mạc họng và thực quản, gây ra trầy xước, viêm loét hoặc chảy máu. Nếu không xử lý, những tổn thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm, gây đau đớn kéo dài.
- Nếu xương cá mắc lại trong thời gian dài, nó có thể gây nhiễm trùng tại vị trí mắc, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm.
- Trong trường hợp xương cá lớn hoặc sắc nhọn, nó có thể gây thủng thực quản đến nhiễm trùng lan rộng trong khoang ngực.
- Nếu xương cá mắc lại ở vùng thanh quản hoặc khí quản, nó có thể gây cản trở đường thở, dẫn đến khó thở hoặc thậm chí nghẹt thở.
- Xương cá mắc ở gần vùng thanh quản có thể gây ra viêm thanh quản hoặc phù nề. Trường hợp bị nặng phù thanh quản có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở phải điều trị y tế ngay lập tức.
Khi nào cần nhanh chóng đến ngay cơ sở Y tế?
- Nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc khó thở.
- Nếu có chảy máu hoặc ho ra máu.
- Xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau ngực, sưng đau ở cổ.
- Xuất hiện triệu chứng làm tắc nghẽn đường thở như khó thở, đau rát, sưng ngực, chảy máu họng, chảy nước miếng liên tục.
- Khi xương cá vẫn mắc ở cổ họng không trôi xuống sau một thời gian dài và các phương pháp tự xử lý không hiệu quả.
- Xương cá lớn, nằm sâu bên trong thực quản.
Các biện pháp phòng ngừa hóc xương cá
Để tránh tình trạng hóc xương cá, bạn nên chú ý:
- Chọn cá ít xương hoặc loại bỏ xương kỹ trước khi ăn, loại bỏ kỹ xương cá bằng cách dùng dao cẩn thận gỡ hết phần xương, đặc biệt là các xương nhỏ, trước khi nấu và ăn.
- Khi ăn cá, hãy nhai thật kỹ để giảm nguy cơ vô tình nuốt phải xương.
- cảm nhận xem có xương nhỏ còn sót lại hay không.
- Không nên nói chuyện hoặc cười đùa khi đang ăn cá, vì điều này có thể khiến bạn vô tình nuốt phải xương cá, đặc biệt là khi ăn cá có nhiều xương.
- Khi cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi ăn cá, bạn nên cẩn thận cắt nhỏ và kiểm tra kỹ trước khi cho ăn.
- Hãy cẩn thận hơn khi ăn các loại cá có nhiều xương nhỏ. Nhắc nhở trẻ nhỏ hoặc những người không quen ăn cá chú ý hơn khi ăn các loại cá này.
- Tránh ăn cá quá nóng khiếm dễ bị phân tâm và nuốt nhanh mà không kịp kiểm tra xương.
- Không cố nuốt mạnh nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau nhiều có thể làm xương cá mắc sâu hơn.
- Không tự móc họng có thể gây tổn thương niêm mạc họng hoặc làm xương di chuyển vào sâu hơn.
- Không cố khạc mạnh nếu cảm thấy xương nằm sâu trong cổ họng, điều này có thể gây tổn thương niêm mạc.
Hy vọng qua bài viết trên mẹo vặt s-mart đã mang đến cho bạn những kiến thức về mẹo chữa hóc xương cá tại nhà an toàn. Nếu bạn đã áp dụng những cách này mà không hiệu quả bạn nên đi khám để được hỗ trợ điều trị với những dụng cụ chuyên dụng.