Categories: Tin tức

Liệu bạn đã biết các mẹo chữa nghén cho bà bầu hiệu quả chưa?

Nghén luôn là nỗi ám ảnh của các mẹ trong thời gian mang thai. Vậy liệu các mẹ đã trang bị cho mình các mẹo chữa nghén cho bà bầu chưa?

Nội dung tóm tắt

Bạn có biết nghén là gì không?

Nghén là triệu chứng thường gặp đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Nghén là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai với các dấu hiệu chính như buồn nôn. Tình trạng này sẽ giảm đi sau khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Một vài trường hợp đặc biệt, tình trạng ốm nghén lại nghiêm trọng hơn đến mức không thể kiểm soát.

Một vài triệu chứng phổ biến thường gặp của nghén như:

  • Mẹ có cảm giác muốn nôn mửa liên tục.
  • Cơ thể mất nước quá nhiều nhưng lại tiểu tiện quá ít.
  • Dấu hiệu buồn ngủ ngày càng gia tăng.
  • Cơ thể cảm thấy thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung vào công việc.
  • Cảm thấy chóng mặt, nhức đầu,…

>> Tìm hiểu ngay: Tổng hợp những món ăn cho bà bầu bị nghén mang đến hiệu quả và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chị em.

Một vài mẹo chữa nghén cho bà bầu hiệu quả

Các mẹ bầu đang bị ốm nghén có thể áp dụng một số mẹo sau:

Tăng cường vitamin B6 cho cơ thể

Để thai nhi có đủ dưỡng chất cho sự phát triển trong toàn bộ thai kỳ, bạn cần cung cấp đầy đủ vitamin B6. Có thể dùng vitamin theo dạng viên hay dạng nước đều được.

Ngoài ra, mẹ cần cung cấp cho cơ thể thật nhiều nước và dùng một bữa ăn nhẹ sau khi uống vitamin để tránh nôn mửa, khó chịu đường ruột,…

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải tình trạng khó chịu sau khi uống thuốc. Liều dùng vitamin B6 tiêu chuẩn là 25mg/ngày, mẹ chỉ cần uống thuốc trong 3 ngày là đủ hàm lượng cần thiết.

Dùng gừng chữa nghén

Một số sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng hay gừng tươi đun sôi cùng mật ong cũng có thể giúp các mẹ giảm cơn buồn nôn nhanh chóng.

Chanh tươi trị nghén cho mẹ bầu

Một ly nước chanh kết hợp cùng cốc nước lọc giúp mẹ giảm đi cảm giác buồn nôn khó chịu

Chỉ cần một ly chanh tươi kết hợp cùng một cốc nước lọc là đủ để mẹ giảm đi các cơn buồn nôn. Ngoài ra, mỗi khi có cảm giác khó chịu, mẹ chỉ cần ngửi mùi chanh để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuyệt đối không để cơ thể cảm thấy đói

Các mẹ thường có tâm lý chung khi nôn mửa quá nhiều nên nhịn đói để giảm thiểu nghén tối đa. Tuy nhiên, điều này chỉ góp phần làm tình trạng ốm nghén nặng hơn nữa mà thôi. Hãy chia thành nhiều bữa ăn thay vì chỉ áp dụng thực đơn 3 bữa chính như thông thường.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nước mang đến một cơ thể luôn tràn đầy nguồn sống. Cung cấp đủ nước là cách để giảm thiểu tình trạng đau đầu, buồn nôn, phù nề, chóng mặt. Nước có ảnh hưởng đến thời gian đầu của thai kỳ, thiếu nước có thể làm dạ con co bóp dẫn đến sẩy thai.

Luôn ăn nhẹ trước khi ngủ

Bữa ăn nhẹ trước khi ngủ là lời khuyên hữu ích mà các chuyên gia dành cho mẹ bầu

Một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ là lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ bầu. Cung cấp đủ lượng protein thông qua bữa ăn nhẹ giúp cung cấp đầy đủ lượng đường cho cơ thể, phòng chống cảm giác buồn nôn vào hôm sau.

Bổ sung đủ chất sắt

Thực phẩm giàu sắt cần được bổ sung đầy đủ trong thực đơn mỗi ngày. Một số thực phẩm nên sử dụng như thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và rau xanh. Thành phần sắt có công dụng giảm ốm nghén nhanh chóng.

Không chọn những món có thể gây cảm giác buồn nôn

Những thực phẩm có nhiều chất béo, cay, mùi mạnh là tác nhân gây buồn nôn cho mẹ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, rượu cũng là thực phẩm mà mẹ nên tránh xa để tránh dị tật thai nhi và làm tình trạng nghén nghiêm trọng hơn.

Áp dụng liệu pháp châm cứu

Một số chuyên gia đã cho biết, châm cứu và yoga là cách hiệu quả để giảm tình trạng nghén vô cùng an toàn với các mẹ bầu. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất cứ một liệu pháp chữa trị nào cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để thực hiện theo đúng phương pháp nhất nhé.

Không tiếp xúc với những môi trường có nhiều mùi

Một không gian thông thoáng, không quá nhiều mùi sẽ không khiến mẹ cảm thấy nghén hay buồn nôn nữa. Chính vì vậy, các mẹ nên hạn chế đến những khu vực có nhiều mùi khó chịu.

Nước hoa quá nồng hay mùi chất tẩy rửa cũng là tác nhân có thể làm tình trạng nghén gia tăng. Một số yếu tố khác như nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí ô nhiễm cũng tác động đến triệu chứng ốm nghén.

Trên đây là một vài chia sẻ về các mẹo chữa nghén cho bà bầu hiệu quả nhất hiện nay. Chúc các mẹ sẽ có sức khỏe tốt trong thời gian mang thai đầu thai kỳ này nhé.

Rate this post
Hoàng Nam

Share
Published by
Hoàng Nam

Recent Posts

Sức khỏe loại 3 là gì? Có đi làm được không?

Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…

2 tháng ago

Sức khỏe loại 5 là gì? Có đi nghĩa vụ quân sự không?

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…

2 tháng ago

Sức khỏe loại 2 là gì? Có đi nghĩa vụ không?

Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…

2 tháng ago

Sức khỏe loại 6 là gì, có đi nghĩa vụ quân sự không?

Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…

2 tháng ago

Sức khỏe loại mấy được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất

Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…

2 tháng ago

Bỏ túi các mẹo chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó…

2 tháng ago