Mẹo chữa bệnh

Bỏ túi các mẹo chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó chịu và đau đớn cho nhiều người. Khi bị nhiệt miệng, việc nói chuyện và ăn uống trở nên khó khăn và đau đơn. Dưới đây là các mẹo chữa nhiệt miệng “thần tốc” ngay tại nhà mà bạn có thể dễ dàng áp dụng.

Nội dung tóm tắt

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét nông đau ở bên trong niêm mạc miệng, môi, lưỡi hoặc trên lợi. Các vết loét này thường có màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền đỏ và gây đau rát. Vết loét thường xuất hiện trên niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, hoặc bên trong môi, má gây cảm giác đau rát, khó chịu, đặc biệt khi ăn uống các loại thức ăn cay, chua, nóng.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

  • Một số vi khuẩn hoặc virus trong miệng có thể gây ra viêm nhiễm và loét miệng.
  • Cắn phải lưỡi, lợi gây ra tổn thương.
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn như sô cô la, cà phê, dứa, cà chua, và thực phẩm cay, mặn.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh.
  • Thiếu hụt các vitamin như vitamin B12, sắt, hoặc axit folic có thể gây ra nhiệt miệng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm giảm hệ miễn dịch, gây ra nhiệt miệng.
  • Những người mắc bệnh lý hệ tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày cũng dễ bị loét miệng.

Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà

Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng mắc bệnh nhiệt miệng bởi nó không phải là bệnh lý nguy hiểm gì đến tính mạng hay sức khỏe người bệnh. Thông thường, sau 1 – 2 tuần các vết loét sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo. Nếu trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài lâu gây đau rát, khó chịu, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả.

Hầu hết chúng ta đều từng mắc bệnh nhiệt miệng vì nó không phải bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Thường sau 1-2 tuần các vết loét sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu bạn bị nhiệt miệng kéo dài bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả.

Sử dụng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Mật ong là một nguyên liệu dùng để chữa bệnh nhiệt miệng rất tốt, thích hợp dùng cho trẻ em vì có vị ngọt dễ chịu. Để chữa nhiệt miệng bằng mật ong, bạn thoa một lớp mỏng mật ong lên vết loét 2-3 lần mỗi ngày. Lưu ý nên dùng mật ong nguyên chất để có hiệu quả tốt nhất.

Mật ong là nguyên liệu dùng để chữa bệnh nhiệt miệng rất tốt

Xem thêm: Tổng hợp các mẹo xì hơi sau mổ ruột thừa hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm sạch vết loét và giảm viêm. Pha 1/2 muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Dùng nước cốt dừa

Nước cốt dừa có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp làm dịu cảm giác đau rát và giúp vết loét lành nhanh hơn. Sử dụng dầu dừa chữa nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và sớm lành vết thương ở miệng. Bạn nên dùng dầu dừa nguyên chất để che lên vết nhiệt miệng vài lần/ ngày.

Bị nhiệt miệng dùng sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Lactobacillus, giúp cân bằng hệ vi sinh trong miệng, giảm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm và loét miệng. Mỗi ngày bạn nên bổ sung 1 hộp sữa chua để các vết loét trong khoang miệng biến mất nhanh chóng.

Sữa chua có thể giúp giảm triệu chứng của nhiệt miệng và hỗ trợ quá trình lành vết loét

Xem thêm: Một số mẹo chữa nghẹn cổ hiệu quả không nên bỏ qua

Sử dụng baking soda

Baking soda có khả năng trung hòa axit trong miệng và giảm vi khuẩn, giúp vết loét lành nhanh hơn. Nó giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết loét lành lại. Bạn pha một ít bột baking soda với nước tạo thành hỗn hợp đặc rồi thoa trực tiếp lên vết loét để trong vài phút rồi rửa sạch. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy thử trước một lượng nhỏ để đảm bảo không bị kích ứng.

Sử dụng gel nha đam

Nha đam có khả năng làm dịu vết loét, giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Thực hiện bằng cách lấy phần gel trong của lá lô hội thoa trực tiếp lên vết loét 2-3 lần mỗi ngày.

Uống nước ép rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng nhiệt miệng. Bạn có thể uống nước ép rau diếp cá tươi mỗi ngày hoặc ăn sống rau diếp cá.

Sử dụng bã chè khô

Chè là một phương pháp dân gian phổ biến để chữa nhiệt miệng nhờ vào các đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và khả năng làm dịu vết loét. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Có thể đắp bã chè khô trực tiếp lên vết loét trong khoảng 5-10 phút hoặc súc miệng bằng nước chè pha loãng, không nên dùng nước quá đặc. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày sẽ giảm viêm, đồng thời giúp vết loét nhanh lành hơn.

Phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?

Phòng ngừa nhiệt miệng cần duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối và chăm sóc răng miệng đúng cách. Một số biện pháp hữu ích giúp phòng ngừa nhiệt miệng đó là:

  • Uống đủ nước ngăn ngừa tình trạng miệng khô và hỗ trợ quá trình lành vết loét. Nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách, khám răng đều đặn 6 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng, tránh viêm nhiễm gây loét miệng. Chọn nước súc miệng nhẹ nhàng, không chứa cồn để tránh kích ứng miệng.
  • Tránh các thực phẩm gây kích ứng như cay, chua, mặn, quá nóng hoặc quá cứng, vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Thực hành các kỹ thuật giảm stress như yoga, thiền định, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Tránh cắn nhầm vào môi, má hoặc lưỡi khi nhai thức ăn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau xanh, hạt để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích có thể gây tổn thương niêm mạc miệng, làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là căn bệnh bất kỳ ai cũng có thể gặp phải nhất là ngày hè nóng nực vì vậy bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả mà s-mart vừa chia sẻ ở trên để giảm bớt cảm giác khó chịu và đẩy nhanh quá trình lành vết loét miệng. Nếu nhiệt miệng kéo dài gây đau và loét nhiều bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Rate this post
Nhâm Nhâm

Share
Published by
Nhâm Nhâm

Recent Posts

Sức khỏe loại 3 là gì? Có đi làm được không?

Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…

4 tháng ago

Sức khỏe loại 5 là gì? Có đi nghĩa vụ quân sự không?

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…

4 tháng ago

Sức khỏe loại 2 là gì? Có đi nghĩa vụ không?

Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…

4 tháng ago

Sức khỏe loại 6 là gì, có đi nghĩa vụ quân sự không?

Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…

4 tháng ago

Sức khỏe loại mấy được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất

Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…

4 tháng ago

Khám sức khỏe loại 4 là như thế nào? Có đi làm được không?

Theo Khoản 3, Điều 4, Thông tư 148/2018/TT-BQP, tiêu chuẩn tuyển công dân đi nghĩa…

4 tháng ago