Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt là một hiện tượng thường gặp ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng.
Tiêm chủng là phương pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib… Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng.
Nội dung tóm tắt
Sốt là phản ứng thường gặp ở cơ thể trẻ sau khi tiêm chủng. Hầu hết sau khi tiêm trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ khi tiếp nhận vacxin để kích thích hệ miễn dịch phát triển và chống lại các tác nhân gây bệnh.
Do đó, khi tiêm chủng bất kỳ loại vacxin nào trẻ cũng có thể bị sốt. Tùy thuộc vào sức đề kháng và thể trạng sức khỏe mà mỗi trẻ sẽ có triệu chứng sốt khác nhau, mức độ nặng nhẹ, thời gian sốt nhanh hay chậm.
Để nhận biết trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt, phụ huynh có thể theo dõi chính xác nhất bằng cách cặp nhiệt độ. Thông thường, trẻ sẽ sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C. Kèm theo triệu chứng sốt trẻ có biểu hiện quấy khóc và kém ăn hơn bình thường. Bên cạnh đó, ở vết tiêm có thể bị sưng, đau khiến bé khó chịu, bứt rứt và người có thể nổi mẩn đỏ.
Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt
Khi phát hiện trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt, bạn có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện.
Cha mẹ sờ vào thấy cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán thì cần phải tiến hành cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu trẻ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, bạn chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37 độ C). Thông thường, nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái.
Nếu trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên, bạn cần cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát cơ thể cho bé. Bên cạnh đó, ở chỗ tiêm có thể bị sưng đỏ trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi. Lưu ý, với trẻ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần phải cung cấp dinh dưỡng cho bé. Bởi cơn sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ, bạn nên khuyến khích bé uống sữa mẹ hoặc sữa dành cho trẻ sơ sinh.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ rơi vào các trường hợp sau:
+ Trẻ bị khó thở, dẫn đến khó ăn và khó ngủ. Nhịp thở của trẻ tăng nhanh do sốt cao. Thông thường, trẻ ở độ tuổi này chỉ thở khoảng 40 nhịp trong một phút.
+ Nhiệt độ cơ thể trẻ đo tại trực tràng trong khoảng 38ºC và kéo dài quá 24 giờ.
+ Bé cần thay tã ít nhất 6 giờ một lần, dù khối lượng thức ăn tiêu thụ ít hơn đáng kể so với trước khi tiêm chủng.
+ Bé có dấu hiệu thờ ơ, không muốn ăn uống ngay cả khi đã hạ sốt.
Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt
Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
– Phụ huynh cần thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của bé như: đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng, sinh non, từng có phản ứng mạnh trong lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe cho bé trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.
– Cha mẹ không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng và cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.
– Thường xuyên theo dõi trẻ tình trạng của trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm. Đồng thời thực hiện các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trẻ sau khi tiêm phòng.
– Khi trẻ sốt, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
– Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, co giật, tím tái, khó thở, bỏ bú, quấy khóc kéo dài… phụ huynh cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
Tổng hợp
Xem thêm:
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…
Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…
Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…
Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó…