Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm? Đây là câu hỏi rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm các thông tin giải đáp thắc mắc ở trên. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Nội dung tóm tắt
Ăn dặm là quá trình trẻ phụ thuộc vào sữa và làm quen dần với thức ăn đặc.
Đầu tiên của quá trình ăn dặm trẻ sẽ bắt đầu với thức ăn và kết thúc là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thông thường vào giai đoạn ăn dặm trẻ sẽ được làm quen với các loại thực phẩm thô như rau, thịt, trái cây, cá… để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và giúp bé phát triển tốt hơn, tiến dần đến giai đoạn cai sữa.
Thời gian ăn dặm sẽ bắt đầu từ khi bé đủ 6 tháng tuổi sau đó kết thúc khi trẻ hơn 1 tuổi. Điều này còn phụ thuộc vào thể chất của từng bé mà thời gian bắt đầu và kết thúc ăn dặm sẽ khác nhau. Để không làm mất hứng đi ăn uống hay khiến trẻ bị tiêu chảy các bậc phụ huynh không được quá nóng vội.
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn dặm không thay thế được sữa mẹ trong 1 năm đầu đời. Vì như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, đồng thời cha mẹ nên kết hợp cả việc ăn dặm lẫn bú để đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn cho con.
Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng sẽ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Còn nếu ăn dặm quá muộn sẽ khiến cho cơ thể bị chậm phát triển vì thiếu dinh dưỡng.
Lựa chọn thời gian ăn dặm rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ,
Do đó tốt nhất hãy nên thực hiện phương pháp ăn dặm khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi vừa giúp hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện, như vậy tiêu thụ và hấp thu thực phẩm thô chứa tinh bột an toàn hơn.
Cha mẹ cũng nên dựa vào các biểu hiện nhận biết trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, cụ thể như:
Khi mới ăn dặm các bậc phụ huynh nên lựa chọn bột ăn dặm ngọt sau đó mới chuyển qua giai đoạn ăn dặm vị mặn. Bột ăn dặm vị ngọt thường có hương vị giống với sữa mẹ để trẻ dễ dàng thích nghi hơn.
Đến lúc trẻ quen với việc ăn bột sẽ dần chuyển sang vị mặn để làm quen với vị mới.
Mới bắt đầu ăn nên cho trẻ ăn với lượng ít và tăng dần liều lượng lên. Ở ngày đầu tiên có thể cho bé ăn 1 – 2 muỗng bột từ từ tăng lên thành 1/ 3 chén, ½ chén đến 1 chén/
Như vậy sẽ giúp bé thích nghi tốt hơn với kết cấu của thức ăn nhằm đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Mặc dù ở giai đoạn ăn bột nhưng cũng cần đảm bảo đủ các nhóm thức ăn để trẻ phát triển toàn diện
Trong quá trình chế biến mẹ không nên cho quá nhiều mắm, muối, bột ngọt vào thức ăn vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ do thận phải hoạt động quá sức.
Cha mẹ nên ngưng việc ăn dặm nếu thấy trẻ có dấu hiệu phản đối việc ăn dặm. Ngưng trong khoảng 5 – 7 ngày sau đó tiếp tục quá trình ăn dặm để trẻ không bị căng thẳng.
Xem thêm:
Để trẻ ăn dặm đúng cách nhằm đảm bảo sự phát triển cả về thể chất và trí não cha mẹ cần lưu ý:
Những thông tin giải đáp thắc mắc Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm? hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách ăn dặm đúng cho trẻ. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…
Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…
Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…
Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó…