Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh
Ho gà là căn bệnh lây truyền cấp tính nguy hiểm, có thể mắc ở nhiều đối tượng, phổ biết nhất là ở trẻ em. Bài viết dưới đây chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh. Mời quý bạn đọc theo dõi!
Nội dung tóm tắt
Ho gà là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập và tấn công vào đường hô hấp.
Tác nhân gây bệnh Bordetella Pertussis :
– Là dạng trực khuẩn có hai đầu nhỏ, không di động.
– Là vi khuẩn gram (-), có kích thước nhỏ nhất.
– Vi khuẩn này có sức đề kháng rất yếu, sẽ bị chết trong vòng 1 giờ dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường.
Ngoài ra, ho gà có thể lây nhiễm qua đường hô hấp bằng cách tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi.
Căn bệnh này rất dễ lây lan khi trẻ sơ sinh ở cùng một không gian với người mang mầm bệnh. Bệnh ho gà ở các bé sơ sinh có thể kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng.
Ho gà là một căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm của ho gà như:
Đọc thêm: Mách bạn các bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương phổi và tấn công vào các cơ quan khác nằm trong hệ hô hấp của trẻ gây ra các triệu chứng như:
– Giai đoạn ủ bệnh: thường chưa có biểu hiện rõ rệt, ủ bệnh trong khoảng từ 6 – 21 ngày, thường gặp 7 – 10 ngày. Thời kỳ ủ bệnh trẻ có các triệu chứng: trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi, ho càng ngày càng nặng, kéo dài tầm từ 1 – 2 tuần.
– Giai đoạn phát bệnh thường kéo dài 1 – 6 tuần, có trường hợp đến 10 tuần:
– Giai đoạn phục hồi: Trẻ hạ sốt và cơn ho trở nên thưa hơn.
Tuy nhiên khi phát triển đến giai đoạn phát bệnh, ho gà dễ để lại biến chứng cho trẻ nhỏ, nếu bệnh tái phát có thể dẫn đến viêm phổi.
Để việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh đạt hiệu quả cao, cha mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:
– Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn,
– Để trẻ sơ sinh nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian yên tĩnh.
– Nếu trẻ sơ sinh vẫn đang bú sữa mẹ thì để cho con bú bình thường. Nếu trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nên cho con ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và ăn từng ít một, nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Chú ý vệ sinh mũi miệng và thân thể sạch sẽ cho trẻ.
– Sau mỗi một cơn ho, bố mẹ nên sử dụng khăn mềm sạch thấm nước muối ấm để làm sạch miệng cho trẻ sơ sinh.
– Cách ly trẻ sơ sinh với những bé khác để tránh lây nhiễm.
– Đưa trẻ sơ sinh tới cơ sở uy tín để tiêm phòng vắc xin ho gà.
Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ bị ho gà cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh sẽ có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh ho gà, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa bệnh lây nhiễm sang người khác.
Xem thêm: Tổng hợp mẹo rã đông nhanh và hiệu quả
Trên đây là những thông tin chia sẻ về kiến thức bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc, từ đó giúp mọi người biết cách nhận biết bệnh và tìm ra phương pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp cho trẻ.
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức…
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng…
Khám sức khỏe đi nghĩa vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem…
Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng…
Sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để xem xét người…
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, là vấn đề thường gặp gây khó…