Tổng hợp một số mẹo chữa nấc cực nhanh tại nhà
Bị nấc cụt gây khó chịu và và mệt mỏi cho con người. Hiện tượng này không chỉ có ở người lớn mà còn có ở trẻ em. Vậy khi bị nấc cụt thì phải làm sao để khỏi. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những mẹo chữa nấc cực nhanh mà hiệu quả.
Nội dung tóm tắt
Nguyên nhân gây nấc
Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc, cụ thể như:
- Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.
- Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.
- Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt.
- Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.
Mẹo chữa nấc hiệu quả nhất
Bịt tai 20 – 30 giây
Khá đơn giản, bạn dùng 2 đầu ngón tay bịt chặt 2 lỗ tai trong vòng 20 – 30 giây. Hai ngón tay có tác dụng tác động vào dây thần kinh bên trong tai. Điều này sẽ gửi tín hiệu “thư giãn” thông qua dây thần kinh lên não, kích thích dây thần kinh phế vị, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.
Uống 1 cốc nước
Xem thêm: Mẹo chữa nghẹn cổ cực nhanh
Nín thở trong lúc uống nước làm cho lượng carbon dioxide trong máu tăng lên, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt. Tuy nhiên không phải ngửa cổ dốc tu ực cái là xong, mà bạn nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ liên tục đồng thời nín thở trong khi uống.
Ngửa đầu uống nước cũng có thể hết nấc cụt. Đầu tiên hãy ngậm 1 ngụm nước, sau đó ngửa đầu ra sau tạo thành một đường thẳng từ cằm xuống cổ. Tiếp theo, chỉ cần nuốt ực ngụm nước đang ngậm trong miệng thì cơn nấc cụt sẽ ngừng ngay.
Gập người uống nước: cúi người 1 góc 90 độ, cằm hơi đưa về phía trước tạo đường thẳng từ cằm xuống cổ. Sau đó uống 1 ngụm nước và nuốt ngay. Lực nước đi vào cổ họng sẽ giúp bạn cắt cơn nấc cụt ngay lập tức.
Nuốt 1 thìa đường
Đây là mẹo dân gian được sử dụng nhiều đặc biệt là khi áp dụng với trẻ nhỏ. Bởi vì trong đường có vị ngọt, khi nuốt vào miệng sẽ kích thích vào niêm mạc họng thực quản, từ đó khiến cơ thể sinh ra phản xạ. Cơ hoành sẽ không còn co thắt, không tạo ra âm thanh nữa và cơn nấc cũng hết.
Lè lưỡi hết cỡ
Việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ sẽ tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp nhanh chóng hết nấc. Hãy đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại 5-6 lần.
Xem thêm: Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Nhìn chung thì nấc cụt không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cơn nấc, bạn không nên ăn quá nhanh hay quá no.
Hít vào thật sâu, thật đầy rồi thở ra từ từ
Để sử dụng phương pháp này, bạn cần hít thật nhiều không khí, càng nhiều càng tốt. Đây được gọi là phương pháp “hít vào cực đại”. Cụ thể, bạn hãy hít một hơi thật sâu, sau đó giữ trong 10 giây. Tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây mà không thở hơi cũ ra. Lần thứ ba, tiếp tục hít vào thêm nữa và giữ trong 5 giây mà không thở ra luồng hơi cũ. Lúc nàybạn sẽ từ từ thở ra trong khoảng 30 giây.
Việc bạn bị nấc cụt là do cơ hoành co lại, trong khi đây – lúc bạn thở sâu và giữ lâu sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại nữa. Khi cơ hoành ngừng hoạt động, nấc cụt cũng tự nhiên biến mất.
Mẹo chữa nấc cụt trên đây giúp giải quyết những tình huống nấc tạm thời. Nếu nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ, hoặc tái phát liên tục trong thời gian ngắn thì bạn phải đi khám vì nó có thể là biểu hiện của bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm tụy, rối loạn điện giải… Tuy nhiên, phần lớn nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường nên bạn đừng lo lắng quá nhé.