Bật mí 5 mẹo chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà

meo-chua-trao-nguoc-da-day-1

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra cảm giác nóng rát và khó chịu

Trào ngược dạ dày là các triệu chứng không còn xa lạ với nhiều người, triệu chứng này có thể khiến bạn khó chịu và gặp nhiều bất tiện. Dưới đây là một số mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng được tại nhà.

Nội dung tóm tắt

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid dịch vị thoát ra khỏi dạ dày gây kích thích thực quản dẫn đến triệu chứng phổ biến đó là:

  • Cảm giác nóng rát ở vùng ngực, đặc biệt sau khi ăn hoặc khi nằm.
  • Ợ chua trong miệng do axit trào ngược.
  • Cảm giác nghẹn hoặc đau khi nuốt thức ăn.
  • Axit trào ngược có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến ho, viêm họng.
  • Trào ngược dạ dày gây ra cơn đau ở vùng ngực, có thể dễ nhầm với đau tim.

Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (LES) cơ nằm giữa thực quản và dạ dày bị yếu hoặc mở ra không đúng lúc khiến axit dạ dày dễ trào ngược lên. Ở giai đoạn đầu của trào ngược dạ dày bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ung thư.

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra cảm giác nóng rát và khó chịu

Xem thêm: Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà không phải ai cũng biết

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể do nhiều yếu tố gây ra như:

  • Sự suy yếu cơ vòng thực quản dưới (LES). Khi cơ này bị suy yếu hoặc mở ra không đúng lúc, axit và thức ăn trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên, gây ra triệu chứng trào ngược.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá no, áp lực trong dạ dày tăng cao, dẫn đến việc axit dễ bị đẩy lên thực quản. Ăn nhanh, ăn thực phẩm kích thích khiến thức ăn khó tiêu hóa, gây áp lực lên dạ dày như đồ chiên rán, dầu mỡ, thức ăn cay nóng, rượu, nước có ga.
  • Thừa cân gây áp lực lên dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược axit.
  • Hút thuốc cũng có thể kích thích sản xuất axit dạ dày và gây kích ứng niêm mạc thực quản.
  • Mang thai làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày do khi phụ nữ mang thai, áp lực từ tử cung mở rộng có thể đẩy dạ dày lên.
  • Có bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc viêm thực quản, thoát vị hoành làm tăng nguy cơ trào ngược.
  • Căng thẳng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa từ đó làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược.
  •  Một số loại thuốc có thể gây trào ngược dạ dày hoặc làm tăng sản xuất axit dạ dày như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chẹn kênh canxi (dùng điều trị cao huyết áp), thuốc giãn cơ và thuốc chống trầm cảm.
  • Nằm ngửa sau khi ăn làm cho axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.
  • Những người bị rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc chứng chậm tiêu hóa có thể gặp làm tăng khả năng thức ăn và axit bị đẩy ngược lên thực quản.

Biến chứng nếu không điều trị trào ngược dạ dày

Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Viêm loét thực quản do axit dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Hẹp thực quản gây khó khăn trong việc nuốt.
  • Tăng nguy cơ ung thư thực quản.

5 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản

 1.Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Chia 3 bữa chính thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, bao gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ nhẹ, tránh ăn quá no trong một lần, giảm áp lực lên dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit. Chia nhỏ bữa ăn là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát triệu chứng trào ngược. Lựa chọn thực phẩm ít gây kích thích dạ dày như rau xanh, thực phẩm không quá nhiều chất béo và dầu mỡ nâng cao đầu khi ngủ, và duy trì cân nặng hợp lý.

2. Tránh thức ăn kích thích dạ dày

Bạn nên tránh ăn một số loại thực phẩm có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày hoặc kích thích trào ngược như thức ăn chiên rán và dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, thức ăn chua như cam, chanh, cà chua.

3. Dùng mật ong

Mật ong có thể được sử dụng như một phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mật ong không chỉ có tính kháng viêm, kháng khuẩn mà còn giúp làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó hạn chế axit trào ngược. Mật ong có kết cấu đặc và nhớt, khi tiêu thụ sẽ tạo một lớp phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản, giúp ngăn axit dạ dày tiếp xúc với thành thực quản. Mật ong có khả năng cân bằng lượng axit trong dạ dày, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm tải cho dạ dày.

Cách sử dụng mật ong để giảm trào ngược dạ dày bằng cách pha 1-2 thìa mật ong với một cốc nước ấm và uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Kết hợp mật ong với bột nghệ (hoặc nghệ tươi) giúp kháng viêm và làm lành tổn thương dạ dày. Bạn có thể pha mật ong với nước gừng tươi để giảm triệu chứng trào ngược.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-1
Mật ong giúp hạn chế axit trào ngược

Xem thêm: Tổng hợp các mẹo xì hơi sau mổ ruột thừa hiệu quả

 4.Sử dụng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không là một phương pháp tự nhiên và có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Lá trầu không có thể cải thiện các bệnh liên quan đến dạ dày nhờ có chất chống oxy dồi dào. Bạn có thể ngâm lá trầu không với nước muối loãng rồi đem đi nấu khoảng 200ml nước gạn ra để nguội và uống đều đặn hàng ngày để đạt được hiệu quả lâu dài.

5. Nâng cao đầu giường khi ngủ

Ngủ nâng cao đầu giường khoảng 10-15 cm hoặc sử dụng gối cao để giữ phần trên cơ thể cao hơn so với dạ dày, ngăn axit trào ngược lên. Hiệu quả của tư thế ngủ này đã được chứng minh ngày càng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Bài viết trên đây tại s-mart đã gợi ý đến bạn 5 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản tuy nhiên bạn có thể áp dụng nếu ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng trào ngược diễn ra liên tục hoặc trở nên nghiêm trọng bạn cần đi khám bác sĩ để tìm cách điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)