Những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Cách trị nhiệt miệng hiệu quả bằng giấm táo

Nhiệt miệng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn khiến người mắc phải khó khăn khi ăn uống. Hãy áp dụng những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi nhiệt miệng, các vết loét không còn trắng hay sưng đau nữa.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một là một vết loét hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh ở vùng miệng của bạn. Nhiệt miệng còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer), chúng phát triển trên các mô mềm (niêm mạc miệng) trong miệng hoặc ngay trên nướu, những vết loét này không xảy ra trên bề mặt môi.

Một vết nhiệt miệng thường có hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Khi mắc phải tình trạng này, miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng. Không giống như mụn nước hay lở miệng, nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng:

  • Đầu tiên, trong miệng sẽ xuất hiện một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau.
  • Sau đó, người bệnh có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn (đặc biệt là đồ mặn) sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.
  • Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.

cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất

2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Những tổn thương trong vùng miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Khi tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, do đó, cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

3. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng, bạn không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

  • Sử dụng nước súc miệng được làm theo công thức sau: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.
  • Chườm lạnh bằng đá sẽ giúp giảm đau và sưng. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
  • Sử dụng trà túi lọc để đắp lên vùng bị nhiệt miệng, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.

Trong một số trường hợp bệnh nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

4. Một số cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất 

Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Mật ong được biết đến là một loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo các nghiên cứu khoa học, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ. Loại nguyên liệu tự nhiên này cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.

Để chữa nhiệt miệng theo cách này, bạn hãy dùng mật ong nguyên chất bôi lên vết nhiệt miệng và giữ yên vài giờ rồi súc miệng lại sẽ giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.

Cách chữa nhiệt miệng nhanh bằng sữa chua

Nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng có thể là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Vì vậy, nếu đẩy lùi được vi khuẩn này và các bệnh viêm ruột, bạn cũng sẽ chữa được bệnh nhiệt miệng.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori thì men vi sinh sống trong sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành. Mỗi ngày, bạn hãy ăn ít nhất 245g sữa chua mỗi ngày sẽ chữa lành vết nhiệt và cái mịn, mát của sữa chua giúp giảm đau.

Cách trị nhiệt miệng hiệu quả bằng giấm táo

Cách trị nhiệt miệng hiệu quả bằng giấm táoCách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng giấm táo

Xem thêm: Những mẹo chữa trẻ khóc đêm cha mẹ nên áp dụng để cho trẻ giấc ngủ ngon

Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn, đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng. Để thực hiện cách chữa nhiệt miệng này, bạn pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hàng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. 

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước oxy già

Oxy già có tác dụng làm vết loét trong miệng nhanh lành hơn bằng cách làm sạch vết loét và giảm vi khuẩn trong miệng. Đây được xem là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà.

Bạn hãy dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxy già loãng (1/2 nước – 1/2 oxy già) vào vết loét miệng. Lưu ý, với cách làm này, bạn không ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị. Áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi vết loét giảm đau.

Mẹo chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng 

Một số thành phần có trong kem đánh răng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh nhiệt miệng. Bạn hãy cho một ít kem đánh răng bôi trực tiếp lên vết lở. Để khoảng vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn. 

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt, do đó có thể chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan. Ngoài ra, dầu dừa cũng là một chất chống viêm tự nhiên và làm vết thương bớt đỏ hay đau. 

Bạn hãy thoa dầu dừa lên vị trí nhiệt miệng. Lặp lại vài lần trong ngày và đặc biệt vào lúc trước khi đi ngủ. Việc làm này có tác dụng tác dụng giảm sưng và đau do bệnh mang lại.

Cách trị nhiệt miệng hiệu quả bằng phèn

Đặc tính kháng khuẩn cao của phèn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và hệ tiêu hóa. Bạn hãy nghiền phèn thành bột mịn sau đó cho vào nước. Dùng tăm bông thoa đều hỗn hợp lên vết lở và giữ nguyên khoảng vài phút. rồi súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Mẹo chữa nhiệt miệng bằng bột nghệ 

Đặc tính kháng khuẩn của bột nghệ có tác dụng điều trị nhiệt miệng. Bạn trộn bột nghệ và nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên vết lở từ 2-3 phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm.

Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng tinh dầu đinh hương 

Dầu đinh hương là một loại thuốc có tác dụng giảm đau tuyệt vời và được nhiều nha sĩ sử dụng để ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng. Đầu tiên súc miệng bằng nước ấm để miệng sạch sẽ. Sau đó, trộn một muỗng cà phê dầu ô liu với 4-5 giọt tinh dầu đinh hương, dùng miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút. Cơn đau sẽ thuyên giảm ngay sau đó.

5. Những lưu ý khi bị nhiệt miệng

  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…
  • Áp dụng phương pháp chườm lạnh: Đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng, vì vậy nên đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Trong những ngày bị nhiệt miệng, bạn nên hạn chế ăn các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  •  Tránh các loại thực phẩm có tính mài mòn, có tính acid hoặc đồ cay nóng.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi điều độ tránh stress để hạn chế cơ thể bị nhiệt.

Bài viết đã chia sẻ những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết.

Tổng hợp

Rate this post