Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

Ở các bé sơ sinh thường xuất hiện tình trạng rụng tóc vành khăn. Và mẹ có biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý là gì không? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không? Là câu hỏi chung của các mẹ có con nhỏ. Tình trạng này không quá lo lắng nếu như mẹ biết nắm bắt đúng thời điểm.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh  

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn là biểu hiện tóc rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu, báo hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh lý này khiến khá nhiều phụ huynh lo lắng về tình trạng sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh 3 tháng bị rụng tóc cho tới tầm trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi bị rụng tóc. Thời điểm này thì mẹ không cần quá lo lắng bởi lúc này bé bắt đầu có những sự thay đổi nhất định trong cơ thể của mình đó là hoạt động như bắt đầu biết lẫy, biết bò…

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Một nguyên nhân cơ bản là khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị rụng tóc hay trẻ sơ sinh 4 tháng bị rụng tóc là do thời điểm này các bé đang mọc dài tóc của mình. Sau 1 khoảng thời gian hoocmon nội tiết mà bé được mẹ truyền trong bào thai bắt đầu thay đổi, cộng thêm tình trạng thiếu vitamin D khiến tóc bị rụng rất nhiều. Hầu như trẻ nào cũng mắc phải dù ở thể trạng cân nặng gầy hay mập.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Ngoài ra, trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể là do bé mới bị ốm, do sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc. Một số ít các cháu có những mảng da trống không có tóc trên đầu do bị nấm tóc, cần phải chữa trị ngay vì bệnh này có thể kéo dài và lây lan.

Thêm vào đó, tư thế nằm cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn. Khi bé cọ xát vào gối sẽ dẫn đến tình trạng tóc bị rụng theo đường.

Nấm và một số bệnh về da đầu cũng có thể khiến bé bị ngứa da đầu và rụng nhiều tóc ở trẻ sơ sinh.

***** Tham khảo thêm: Những lưu ý cân đo và bảng cân nặng chiều cao của trẻ sơ sinh

Cách điều trị trẻ bị rụng tóc hình vành khăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc bạn cần làm là cho bé uống bổ sung vitamin D3 (Aquadetrim) 2giọt/ngày, thêm 5ml canxi corbier/ngày. Khi tóc bé có dấu hiệu mọc lại, cho bé ngừng uống canxi, còn vitamin D3 có thể tiếp tục uống đến khi bé được 2 tuổi.

Cách điều trị trẻ bị rụng tóc hình vành khăn

Cách điều trị trẻ bị rụng tóc hình vành khăn

Ngoài việc bổ sung thuốc thì mẹ hãy cho con tắm nắng. Thời gian tắm nắng lý tưởng là trước 9h sáng và tắm hàng ngày 15 – 20 phút/ Nếu không có điều kiện tắm nắng thì hãy để bé ở một không gian phòng thật thoáng mát.

Đối với việc rụng tóc hình vành khăn do thay đổi hóc – môn hãy tăng cường bổ sung sắt và kẽm trong thực đơn của bé. Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và caxin (đối với bé đã ăn dặm), cho bé bú đủ sữa mẹ để bé phát triển toàn diện, đồng thời giảm tình trạng rụng tóc vành khăn.

Mẹ có thể cho bé sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có độ PH và hàm lượng tẩy nhẹ phù hợp với làn da non nớt của bé. Không nên vò tóc, chải đầu cho bé để tránh rụng hơn.

Mẹ có thể thay đổi tư thế nằm cho bé hoặc sử dụng các liệu pháp dân gian bằng cách tắm cho bé bằng nước lá chè xanh hoặc nước quả mướp đắng vừa giúp giảm mụn ngứa vừa giúp tóc bé mọc nhanh và chắc khỏe.

Đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu tình trạng rụng tóc không thuyên giảm.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh không quá lo ngại ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng tình trạng này diễn biến phức tạp thì mẹ cần đưa bé đi thăm khám nhé!

Rate this post